# Sàn phẳng là gì . Báo giá thiết kế và chuyển giao công nghệ sàn phẳng mới nhất

sàn phẳng

Sàn phẳng không dầm là gì

Khi xét theo kết cấu của sàn ta có hai loại cơ bản là sàn dầm truyền thống và sàn phẳng không dầm. Trong đó, sàn có dầm là loại sàn truyền thống với kỹ thuật cơ bản được dùng trong nhiều năm về trước cách đây hàng thập kỷ.

sàn không dầm

Sàn phẳng sàn hộp không dầm là sản phẩm ra đời sau này sau này có thiết kế tối ưu hơn và hiện được ứng dụng khá rộng rãi ở các công trình mới ngày nay, nhất là nhà mặt phố và nhà ống cần bỏ cột giữa nhà để mặt tiền rộng hơn không vướng cột.

Đây là loại sàn bê tông cốt thép lược bỏ toàn bộ dầm cao chìm xuống sàn, sàn chỉ kê trực tiếp các đầu cột như hình. Tải trọng trên công trình sẽ truyền qua sàn trực tiếp xuống cột và xuống móng không qua dầm. 

sàn phẳng không dầm

Như tên gọi của mình sàn không cần đến hệ thống dầm ngang dọc dỡ ở bên dưới. Thay vào đó, sàn trực tiếp liên kết với hệ thống cột của công trình.

Ở những phần bê tông ở giữa chiều dày sàn không có tác dụng chịu lực, nhựa tái chế hay quả bóng sẽ được thay thế vào vị trí đó để giảm bê tông sử dụng và giảm 30% tổng tải trọng bản thân sàn bê tông.

sàn phẳng hộp rỗng

Chính vì thiết kết cấu đặc biệt của mình sàn mang lại giá trị cao về kỹ thuật và chi phí. Tính năng nổi bật nhất của sàn là trọng tải khá nhẹ và cở khả năng vượt nhịp từ 8-20m.

Video giới thiệu sàn phẳng không dầm

Ưu điểm của sàn phẳng không dầm

ưu điểm sàn phẳng

Không gian kiến trúc được giải phóng (cột giữa bỏ, trần phẳng )

Hệ thống tấm phẳng rỗng Cobiax cho phép bỏ cột giữa vượt nhịp lớn, ở cùng trọng lượng. Kiến trúc sư được giải phóng khỏi những hạn chế về kết cấu và có thể thiết kế bay hơn.

sàn phẳng 3d

Sàn chiều dày mỏng hơn

Có thể thiết kế xây dựng một tòa nhà nhẹ hơn và mỏng hơn về tổng thể. Điều này không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà nó cũng làm giảm số lượng vật liệu cần thiết.

Ít cột hơn

Nhờ trọng lượng giảm tới 30% nên sàn nhẹ hơn và cần ít cột hơn; Có thể bố trí  thêm phòng với tất cả ưu điểm về tính thẩm mỹ và cách sử dụng linh hoạt.

Giảm chi phí

Sàn, tường, cột và móng có thể được tối ưu hóa để giảm khả năng chịu tải – chúng nhẹ hơn và nhỏ hơn nên rẻ hơn.

Xây dựng nhanh hơn

Giải pháp sàn dầm cổ điển thường yêu cầu các bước trung gian tốn nhiều thời gian trong quá trình xây dựng. Với công nghệ sàn phẳng không dầm mowis, các dầm này không còn cần thiết nữa, giảm toàn bộ công tác ván khuôn dầm và thép dầm – thời gian xây dựng giảm xuống và tòa nhà có thể được đưa vào vận hành sớm hơn.

Chiều cao tầng tăng hay tăng số tầng sử dụng

Trong nhiều trường hợp, với chiều dày sàn mỏng hơn dầm truyền thống nghĩa là có thể xây được nhiều tầng hơn. Hơn nữa, nhờ không cần cột đỡ nên không gian sử dụng sẽ tăng lên. Tất cả những lợi thế này, cộng lại với nhau, sẽ làm tăng đáng kể lợi nhuận của dự án.

Thân thiện môi trường giảm C02 thải môi trường và tiết kiệm năng lượng

Xây dựng bằng sàn phẳng hộp nhựa rỗng góp phần đáng kể vào việc giảm lượng khí CO2 bắt đầu từ quá trình xây dựng (lên tới 20% ).

Yêu cầu về năng lượng sơ cấp thấp hơn tới 22% so với yêu cầu đối với các phương pháp xây dựng bằng sàn dầm truyền thống 

Tất cả các sản phẩm hộp nhựa cho sàn phẳng đều bao gồm 100% nhựa tái chế ; ngay cả khi tòa nhà bị phá bỏ, việc xử lý chất thải thân thiện với môi trường vẫn được đảm bảo. Vì vậy, các tòa nhà này thường xuyên giành được các giải thưởng quốc tế về tòa nhà thân thiện với môi trường.

ưu điểm sàn hộp

Xây tường trên sàn phẳng không dầm được không?

Một thắc mắc mà các nhà đầu tư thường hỏi là ta có thể xây tường trên sàn phẳng được không.

Đối với sàn dầm ta chỉ cần gia công thêm dầm ở vị trí xây tường để tường cứng cáp hơn chống nứt gãy. Đối với sàn phẳng thì với chiều dày sàn lớn cũng như bố trí thép dày trên toàn bộ sàn nên có thể xây tường bất kỳ đâu. Nên câu trả lời là hoàn toàn có thể.

sàn phẳng

Kết cấu sàn phẳng không dầm có bền vững

Kết cấu sàn phẳng gồm 2 bộ phận chính là lưới thép gia cường và bóng hoặc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế. Khi đổ bê tông vào lưới theo sẽ giữ cố định bóng hoặc hộp rỗng .ở vị trí cố định không chị xê dịch.

Còn hệ thống bóng, hộp sẽ có trách nhiệm cố định cấu trúc từ đó cho ra hệ thống dầm đi theo hai phương đan vào nhau một các liên kết. Từ đó tạo ra một kết cấu vững chắc, an toàn dù sử dụng ít nguyên liệu hơn kỹ thuật thông thường.

Thiết kế sàn phẳng không dầm như thế nào? 

Sàn phẳng không dầm có thiết kế khá đơn giản so với sàn thông thường. Đối với các loại sàn phẳng khác nhau thì sẽ có thiết kế riêng. Nhưng nhìn chung, chúng có chung kết cấu như sau, ta có một tấm lưới thép lưới ở trên, sau đó đến hệ thống bóng hộp rỗng và trên cùng là thêm một tấm lưới thép trên khác. Thiết kế này cho phép sàn liên kết các khối rỗng và làm việc theo hai phương .

Với các kỹ sư kết cấu điều này có thể dễ dàng thiết kế , dựng mô hình tính toán, kiểm tra nội lực, tính toán thép sàn bằng phần mềm SAFE CSI

sàn phẳng thiết kế

Độ dày sàn phẳng không dầm

Kết cấu của sàn không cần đến hệ thống dầm nên tiết kiệm phần lớn vật liệu và giảm được độ dày đáng kể so với sàn truyền thống. Không chỉ là độ dày của sàn mà trọng lượng cũng giảm đáng kể khi dụng nhựa tái chế thay cho bê tông.

Lấy một ví dụ cụ thể về độ dày của sàn phẳng, nếu ta xây một không gian có tổng chiều cao là 3,4m với sàn dầm thì độ dày của dầm đã chiếm đến 0,6m và chỉ còn lại 2,8m . Những nếu ta áp dụng sàn phẳng vào thì chiều cao của tầng sẽ tăng lên đáng kể là 3,2m.

Kết quả này rất ấn tượng nên phần lớn các nhà đầu tư đang yêu cầu kỹ thuật sàn phẳng cho công trình của mình.

Sàn phẳng không dầm Nevo

sàn hộp

Loại sàn đầu tiên là sàn phẳng Nevo – một sản phẩm được phát triển bởi công ty GEOPLAST Italia. 

Sàn nhận được chứng chỉ xanh và được đánh giá là giải pháp tốt của xu hướng xây dựng thời hiện đại. Hộp rỗng của sàn được làm bằng nhựa tái chế Polypropylen đặt vào sàn để tạo ra hệ dàn chữ I và được cố định chắc chắn khi đổ bê tông vào.

Sàn phẳng không dầm VRO

sàn không dầm vro

Tiếp đến, ta phải kể đến sàn phẳng VRO, sàn có mức độ phổ biến không kém cạnh sàn Nevo. Sàn có đầy đủ các tính năng nổi bật của một sàn phẳng như tiết kiệm vật liệu, cách âm, các nhiệt, giảm thời gian thi công, mang tính thẩm mỹ cao, tăng chiều cao thông thủy, mức độ vượt nhịp lớn,… 

Khác với sàn Nevo, sàn VRO không dùng hộp nhựa tái chế mà thay thế bằng lõi xốp ở miền trung hòa. Do đó, sàn vẫn cần kỹ thuật cố định khi đổ bê tông vào tránh bị di chuyển lệch vị trí cố định. Lúc này, người ta thường sử dụng hệ thống lưới thép cố định theo phương ngang. Sàn không xuất phát từng các công ty xây dựng mà được sáng tạo bởi đội ngũ giảng viên từ đại học xây dựng vào năm 2010. Nên nay, sàn có một độ phủ nhất định tại các công trình Việt Nam.

Kỹ thuật thi công sàn khá phức tạp, yêu cầu đơn vị thi công phải tính toán kỹ lưỡng và làm đúng theo quy trình để cho ra thành phẩm chất lượng. Nên Nevotech khuyên rằng khi chọn sàn VRO hay tất cả các loại sàn phẳng khác, nhà đầu tư cần chọn được đơn vị xây dựng uy tín, có cam kết về chất lượng thành phẩm.

Công ty thi công chuyển giao sàn phẳng không dầm uy tín

Hy vọng bài viết trên, Nevotech có thể giải thích sàn phẳng – sàn phẳng là gì đên bạn đọc. Nếu cần tư vấn hay cần thêm thông tin về các sản phẩm xây dựng, hãy liên hệ ngay với Nevotech để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *