Sàn không dầm là gì ! Báo giá chuyển giao công nghệ sàn không dầm sàn hộp Việt Nam

Ngày nay, ngành xây dựng không ngừng tạo ra các vật liệu mới để nâng cao chất lượng cũng như thẩm mỹ của các công trình. Với những ưu điểm vượt trội, sử dụng sàn không dầm hiện đang là một giải pháp cực kỳ hiệu quả được ứng dụng vào các công trình xây dựng tại Việt Nam. Vậy hiện tại đang có những loại sàn không dầm phổ biến nào? Hãy cùng TBOX tìm hiểu rõ hơn về loại sàn này để có sự lựa chọn phù hợp nhất nhé.

Ưu điểm sàn không dầm

Sàn không dầm là loại sàn như thế nào?

Chúng ta đều biết rằng, sàn có dầm là sàn truyền thống được rất nhiều người sử dụng từ trước đến nay. Trong khi đó, sàn không dầm tuy đã được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển như Nga, Canada, Mỹ nhưng ở Việt Nam thì nó mới thịnh hành trong vài năm gần đây. Mặc dù ra đời muộn hơn nhưng sàn không dầm đang được coi là một giải pháp hữu hiệu đối với các công trình, đặc biệt là đối với nhà phố.

Sàn không dầm là kiểu sàn liên kết trực tiếp với hệ thống cột trụ đỡ mà không cần dùng đến các thanh hay dọc đỡ ở bên dưới. Điểm khác biệt giữa loại sàn này với các loại sàn truyền thống đó là bên trong nó rỗng, vì thế nó giảm trọng lượng của sàn tác động lên công trình. Bên trong sàn không dầm sử dụng các loại nhựa tái chế để thay thế bê tông. Hiện nay nguồn nguyên liệu tự nhiên đang dần cạn kiệt thì sử dụng nhựa tái chế đang là ý tưởng cực kỳ tốt và hiệu quả.

Không quá bất ngờ khi nói rằng sàn không dầm được coi là một bước tiến mới trong ngành xây dựng. Nó có những ưu điểm vượt trội so với các loại sàn truyền thống ra đời trước đây. Sàn không dầm vừa đảm bảo khả năng chịu lực, kết cấu ổn định vừa giúp giảm chi phí đáng kể cho chủ công trình.

Sàn không dầm là gì?

Cấu tạo sàn không dầm

Cấu tạo đặc trưng của loại sàn phẳng này khá đơn giản bao gồm ba phần cơ bản là lưới thép, phần vật liệu rỗng và móc thép để cố định. Lưới thép có chức năng phân bổ và định hướng vật liệu tái chế vào những vị trí chính xác. Trong khi đó, các phần vật liệu tái chế sẽ định hình thể tích lỗ rỗng và định dạng lưới thép. 

Những hình hộp từ nhựa tái chế có tác dụng giảm bớt đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết. Khi đổ bê tông vào các mối liên kết trên ta sẽ được tấm sàn không dầm chắc chắn, tiết kiệm được rất nhiều vật liệu so với sàn có dầm.

Sàn không dầm chịu lực trực tiếp trên các dải sàn qua đầu cột và dải sàn ở giữa nhịp. Với sàn không dầm thì chỉ có dầm biên đóng vai trò là dầm tăng cứng và chịu lực cục bộ tường xây. Chiều dày sàn không dầm thường chọn trong khoảng từ L/30-L/33 nhịp.

Việc bố trí thép với sàn không dầm : Bao gồm 2 lưới thép trên dưới kẹp giữa là quả bóng hay hộp nhựa.

Ngoài ra ở khu vực đầu cột, có các nấm và thép nấm mô men âm cũng như Thép chống cắt để chịu lực xé thủng từ cột lên sàn.

Cấu tạo sàn không dầm

Ưu điểm của sàn không dầm

Thiết kế linh hoạt

Sử dụng sàn không dầm sàn hộp có khả năng tăng số tầng tòa nhà nhờ vào hiệu quả giảm chiều cao tổng thể công trình. Vì trọng lượng kết cấu giảm nên được phép sử dụng sàn phẳng vượt nhịp lớn, sàn nhẹ có thể đạt nhịp tối đa là 20m.

Sàn không dầm quả thực rất tiện lợi trong việc bố trí hệ thống kiến trúc. Ta có thể linh động dùng nhiều mô đun khác nhau trong việc giật cấp sàn và thông qua kích thước của vật tái chế ta có thể thay thế phần bê tông không chịu được lực.Linh hoạt trong cách bố trí phòng – nơi có thể lắp đặt vách ngăn ở bất cứ đâu. Vì vậy, cái nhìn cuối cùng về cách bố trí căn phòng là điều mà gia chủ thích nhất.

Có khả năng chịu lực tốt

Sàn không dầm được đánh giá tốt ở khả năng chịu lực và giảm trọng tải xuống móng. Ví dụ cụ thể như sau: sàn không dầm Bubbledeck có độ cứng đạt gần 87% và độ võng so với sàn đặc thì xấp xỉ bằng nhau. Đáng chú ý là sàn không dầm này có khả năng chịu trọng tải gấp đôi so với sàn đặc, giúp giảm 65% trọng lực của bê tông. 

Ưu điểm sàn không dầm

Thời gian thi công và chi phí giảm đáng kể

Dùng sàn không dầm với nhịp lớn thì cần ít bê tông hơn, do đó công trình được hoàn thiện và đưa vào sử dụng sớm hơn.

Chúng ta đều biết rằng, sàn có khả năng vượt nhịp đến 20m, tuy nhiên vượt nhịp 9-10m là hiệu quả nhất. Vì thế, ta cần lưu ý điều này để xây dựng công trình hiệu quả hơn. So với loại sàn truyền thống thì sử dụng sàn không dầm tiết kiệm hơn 35% lượng bê tông cốt thép. Vì thế, việc thi công sẽ đơn giản và nhanh hơn ở khâu lắp, dựng. Không chỉ vậy, trọng tải bản thân nó tác động lên sàn cũng được giảm đáng kể vì nó giảm hệ thống dầm chính và cốt pha dầm phụ.

Lắp đặt cốt thép dễ dàng hơn – việc bố trí chi tiết cốt thép trên sàn phẳng rất đơn giản và dễ bố trí hơn. Ngoài ra sàn được giảm gần 50% chi phí thi công ván khuôn dầm.

Được sử dụng rộng rãi

Sàn không dầm đã được sử dụng ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới bởi nó kháng lửa tốt, chịu được các tác động do thời tiết, cách âm và cách nhiệt tốt. Ở Việt Nam, nó chưa được ứng dụng nhiều tại các công trình nhà dân. Tuy nhiên ở các công trình lớn ở thành phố thì sàn không dầm đã dần phổ biến và được nhiều người lựa chọn.

Thân thiện với môi trường

Với tình hình tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt thì việc loại bỏ phần bê tông trong lõi sàn là điều nên làm và nên được ứng dụng rộng rãi trong tương lai. Tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế để sản xuất sàn không dầm đã mang lại nhiều lợi ích. Việc giảm sử dụng tài nguyên và các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công đã giúp giảm thiểu sự tác động đến môi trường.

Lý do nên lựa chọn sàn không dầm

Sàn không dầm có nhược điểm gì không?

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm kể trên nhưng ta cũng phải kể đến một vài nhược điểm của loại sàn này như sau:

  • Rỗ đáy: Hiện tượng này nghĩa là khi tháo khuôn sàn không dầm sẽ có một vài chỗ nhìn thấy đáy quả bóng. Điều này gây mất thẩm mỹ cho công trình và cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sàn.
  • Đẩy nổi: Nếu không kiểm soát được chất lượng cốt pha trong quá trình đổ bê tông thì sẽ gây ra tình trạng xô lệch bóng hoặc đẩy nổi sàn. Điều này khiến chiều dày sàn tăng lên so với thiết kế ban đầu và tác động lên kết cấu công trình.
  • Tính toán không dễ dàng: Việc tính toán phương án chịu lực của sàn không dầm khá khó khăn. Để đảm bảo chất lượng sàn thì kết cấu phải được tính kỹ càng, vì vậy cần đến các kiến trúc sư có chuyên môn và kinh nghiệm trợ giúp.
Nhược điểm sàn không dầm

Top 3 sàn không dầm phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Sàn không dầm tbox

Ngành xây dựng không ngừng ứng dụng các loại vật liệu mới để nâng cao chất lượng công trình nhằm bắt kịp xu thế phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nổi bật trong đó phải kể đến sàn hộp tbox với giải pháp kết cấu sàn nhẹ tối ưu. Nó sản xuất tại Italy và được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều công trình trên khắp thế giới. Những ưu điểm phải kể đến của loại sàn không dầm tbox như sau:

  • Sàn không dầm tbox cho phép kết cấu sử dụng sàn phẳng và khả năng vượt được nhịp lớn từ 8-20m. Việc giảm số lượng cột giúp công trình thông thoáng hơn và công năng kiến trúc được bố trí linh hoạt hơn.
  • Vật liệu chính để làm sàn hộp tbox là Polypropylene ở dạng hộp rỗng nên có trọng lượng nhẹ hơn 30 – 40% so với sàn truyền thống. Nguyên vật liệu như bê tông, cốt thép giảm nên tiết kiệm chi phí xây dựng.
  • Sàn không dầm TBOX có khối lượng nhẹ thời gian thi công được rút ngắn. Bên cạnh đó, các hộp xếp chồng lên nhau dễ dàng nên thuận tiện trong việc vận chuyển và thi công.
  • Do dày hơn sàn truyền thống từ 10 – 12 cm và có lỗ rỗng nên khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt. Vì thế, không phải xử lý chống nóng hay chống ồn cho công trình. Đặc biệt nó rất phù hợp với tầng áp mái trên cùng của công trình.
  • Sàn không dầm hình hộp nên nó thuận tiện trong việc bố trí các đường ống kỹ thuật như điện, nước, điều hòa. Do đó, chi phí thi công phần cơ điện của công trình được tiết kiệm đáng kể.
Sàn hộp Tbox

Sàn không dầm xốp VRO

Khi nhắc đến các loại sàn không dầm đang thịnh hành hiện nay thì không thể không nhắc đến sàn xốp. Sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn bởi những tính năng sau:

  • Chiều cao của sàn ốp nhỏ giúp giảm chiều cao tầng và tổng chiều cao của công trình.
  • Bề mặt sàn mịn nên không lớp trát trần, tăng tính thẩm mỹ cho tòa nhà.
  • Sản phẩm cho phép tự bố trí vách ngăn, đường ống kỹ thuật và đường ống cơ điện.
  • Sàn có độ cứng vì thế chống rung, lắc rất tốt.
Sàn xốp

Sàn không dầm sàn bóng

Đây là một sản phẩm mới, chưa được biết đến nhiều ở nước ta do mọi người đã quen với việc đổ bê tông lên các mặt sàn. Ngày nay, sàn bóng đã được áp dụng cho một số công trình xây dựng lớn ở Việt Nam. Trong tương lai, sản phẩm này có thể thay thế sàn bê tông bình thường vì cấu tạo của nó giúp giảm đến 15% lượng bê tông cần sử dụng so với loại sàn truyền thống. Những ưu điểm vượt trội của sàn bóng như sau:

  • Sản phẩm được thiết kế theo kiểu sàn phẳng, có khả năng vượt nhịp lớn hơn so với sàn thông thường.
  • Có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, đặc biệt có thể chống cháy, chống động đất, đây là một giải pháp tối ưu cho các công trình xây dựng nhà cao tầng, chung cư.
  • Thích hợp sử dụng cho nhiều công trình xây dựng, có tính ứng dụng cao và linh hoạt trong thiết kế. Nó được ứng dụng rộng rãi từ công trình nhà ở đến công trình nhà xưởng, khách sạn, trường học, bệnh viện…
  • Không chỉ tiết kiệm lượng bê tông để đúc sàn mà còn tiết kiệm thời gian thi công từ 5-7 ngày so với sàn truyền thống.
  • Thành phần cấu tạo sàn bóng thân thiện với môi trường, giảm lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
Sàn bóng

CÔNG TY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SÀN KHÔNG DẦM CHẤT LƯỢNG CAO

Hiện nay chúng tôi đang là đơn vị đi đầu trong việc đưa công nghệ sàn không dầm sàn hộp về Việt Nam . Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Công Ty TNHH Tư vấn Công nghệ Xây dựng Nevotech HN

Văn phòng đại diện:

  • VP Hà Nội: Số 315 Nguyễn Khang – P. Yên Hòa – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
  • VP Hải Phòng: Số 152 – Trại Lẻ – TP. Hải Phòng
  • VP Nghệ An: Số 5 – Tống Duy Tân – TP. Nghệ An
  • VP Sài Gòn: Phường 6 – Quận 4 – TP. Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *